- Posted on
- anhquanghb
- 0
Nội dung được trích dẫn từ công bố khoa học tại IntechOpen bởi Gia-Buu Tran, Tan-Viet Pham và Ngoc-Nam Trinh tháng 3 năm 2019
DOI: 10.5772/intechopen.85042
Tỏi đen có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, bao gồm các polyphenols, alkaloids, flavonoids, S-allyl-cystein và các chất trung gian có khả năng chống oxy hóa tạo thành trong quá trình phản ứng Maillard. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các chất trong tỏi đen không chỉ triệt tiêu các gốc oxy hóa mà còn kích hoạt các enzymes chống oxy hóa trong tế bào.

Tỏi đen Hugar của https://vietnano.com được cấp phép theo Giấy phép Creative Commons Ghi công 4.0 Quốc tế .
Based on a work at https://www.flickr.com/photos/28593106@N05.
Nghiên cứu của Wang và Sun đã báo cáo về việc các chất trích ly từ Tỏi đen trong rượu có tác dụng ức chế gốc DPPH tương tự như vitamin C ở nồng độ 200 và 250 μg/m. Các tinh chất trong tỏi đen cũng có hiệu quả tương đương với vitamin C ở nồng độ 400 và 500 μg/ml trong tác dụng diệt gốc tự do *OH.
Dịch chiết tỏi đen có thể làm giảm nồng độ malondialdehyde (MDA), một sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid có trong huyết thanh. Dịch chiết tỏi đen cũng kích thích tăng cường tác động của enzyme superoxide dismutase (SOD) và glutathione peroxidase (GSH-Px) trong việc hạn chế tác hại của sự oxy hóa.
Nhà nghiên cứu Lee YM đã công bố rằng, một chế độ ăn có 5% Tỏi đen trong khẩu phần có thể làm giảm căng thẳng do sự oxy hóa và biến chứng của bệnh tiểu đường.
Wang L còn phát hiện ra, Tỏi đen còn có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi của các cơ bắp bị tổn hại do luyện tập thể thao quá mức và làm giảm nồng độ của các chất liên quan đến stress và chứng xơ vừa động mạch như oxy hoạt tính chuyển hóa (dROMs), lipid peroxide và 8-iso prostaglandin F2α.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu cũng lưu ý rằng quy trình làm tỏi đen cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kháng chất oxy hóa của loại thực phẩm này. Đặc biệt là việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Chính vì vậy, các nhà khoa học cũng khuyến cáo các nhà sản xuất cần có lựa chọn thích hợp trong việc lựa chọn phương thức lên men Tỏi đen.

Trang giới thiệu sản phẩm Tỏi đen hugar: http://hugar.vietnano.com/
Tài liệu trích dẫn khoa học
Wang W, Sun Y. In vitro and in vivo antioxidant activities of polyphenol extracted from black garlic. Food Science and Technology. 2017;37(4):681-685. DOI: 10.1590/1678-457x.30816
Lee YM, Gweon OC, Seo YJ, Im J, Kang MJ, Kim MJ, et al. Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus. Nutrition Research and Practice. 2009;3(2):156-161. DOI: 10.4162/nrp.2009.3.2.156
Wang L, Mimura K, Fujimoto S. Effects of black garlic supplementation on exercise-induced physiological responses. The Journal of Physical Fitness and Sports Medicine. 2012;1(4):685-694. DOI: 10.7600/jpfsm.1.685
Mueller T, Dieplinger B, Gegenhuber A, Haidinger D, Schmid N, Roth N, et al. Serum total 8-iso-prostaglandin F2α: A new and independent predictor of peripheral arterial disease. Journal of Vascular Surgery. 2004;40(4):768-773. DOI: 10.1016/j.jvs.2004.07.044
Liu J, Zhang G, Cong X, Wen C. Black garlic improves heart function in patients with coronary heart disease by improving circulating antioxidant levels. Frontiers in Physiology. 2018;9:1435. DOI: 10.3389/fphys.2018.01435
Sun YE, Wang W. Changes in nutritional and bio-functional compounds and antioxidant capacity during black garlic processing. Journal of Food Science and Technology. 2018;55(2):479-488. DOI: 10.1007/s13197-017-2956-2
Hình ảnh SOD2 By Fvasconcellos (talk · contribs) – From PDB entry 1VAR. More information:Borgstahl GE, Parge HE, et al. (April 1996). “Human mitochondrial manganese superoxide dismutase polymorphic variant Ile58Thr reduces activity by destabilizing the tetrameric interface”. Biochemistry 35 (14): 4287–97. DOI:10.1021/bi951892w. PMID 8605177., Public Domain, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=15333746
Bài viết có sử dụng hình ảnh by DreamShoot by Marcel Steger is licensed under CC BY 2.0