loader

Tỏi đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như một dược liệu truyền thống để chống lại bệnh tật trong đó có viêm khớp, bệnh tiểu đường và các bệnh truyền nhiễm trong đó có cảm sốt, sốt rét, lao phổi. (theo Bratman 2000, Espirito Santo và cộng sự 2017). Nhà bác học nổi tiếng Louis Pasteur, người tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại, bệnh than, cũng đã tìm hiểu về dược tính của tỏi. Trong Thế chiến thứ 2, tỏi được gọi là penicillin của người Nga với việc được sử dụng rộng rãi để làm kháng sinh cho binh lính Nga.

Dược tính của tỏi được tăng lên hàng chục lần được cho là sự tăng lên của S-allyl-L-cysteine (SAC), hàm lượng chất này có thể tăng lên đến 194 microgram/gam sau 40 ngày lên men. Đối với tỏi đen Hugar, quy trình nghiêm ngặt lên men tỏi trong 60 ngày là tối ưu để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Trong một nghiên cứu năm 2014 của Orhan Bayraktar, công bố trên Naunyn-Schmiedeberg’s Arch Pharmacol, SAC được chứng minh có tác dụng đặc biệt bảo vệ các tế bào gan và mô phổi khỏi những sự tấn công từ bên ngoài. Trong nghiên cứu của Cuicui Gao công bố trên Journal of Drug Metabolism and Toxicology năm 2013, tác giả đã chỉ ra rằng, SAC có tác dụng đặc hiệu với việc kích hoạt cơ chế kháng sinh của cơ thể để chống lại bệnh tật trong đó có kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chống lại sự xâm nhập của virus…

Với đặc điểm của dược chất tự nhiên, dễ hấp thu, các thành phần của tỏi đen là một lựa chọn để phòng bệnh trong những thời điểm mà dịch bệnh dễ lây lan. Tăng cường hệ miễn dịch là tạo lá chắn đầu tiên cho chính cơ thể của mỗi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.